Bật mí về công nghệ mạ PVD là gì? Ưu, nhược điểm cần biết?

Đóng góp bởi: Trịnh Liêm 251 lượt xem Đăng ngày 23/02/2024 Chia sẻ:

Công nghệ mạ PVD được ứng dụng nhiều trong các ngành nghề và các sản phẩm đa dạng như: ô tô, nội thất, linh kiện điện tử…nhằm tạo ra những sản phẩm bền đẹp, thẩm mỹ cao. Lý thuyết là vậy nhưng để hiểu rõ công nghệ mạ PVD là gì những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại như thế nào không phải ai cũng biết. Quý khách hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ mạ này trong bài viết này nhé.

công nghệ mạ PVDCông trình sử dụng công nghệ mạ PVD

1. Công nghệ mạ PVD là gì?

Công nghệ mạ PVD hay còn gọi là mạ vàng Titan là công nghệ mạ tiên tiến hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. Công nghệ này được diễn ra bởi quá trình bốc hơi – lắng đọng vật lý với 4 giai đoạn là: bốc hơi- vận chuyển – phản ứng – lắng đọng. Đây được coi là một quy trình xi mạ khép kín thân thiện với môi trường, tạo ra các bề mặt đẹp và bền trên các thiết bị gia dụng, đồ dùng nội thất, khung cửa, trang trí ô tô, thiết bị chiếu sáng…Tuổi thọ của sản phẩm khi được phủ PVD cao gấp 4-10 lần so với không phủ.

Có một số kỹ thuật phổ biến trong công nghệ PVD, bao gồm:

Sputtering: Vật liệu phủ được bắn phá bởi các ion để tạo ra các hạt bay hơi, sau đó các hạt này lắng đọng lên bề mặt vật liệu cần mạ.

Evaporation (bay hơi): Vật liệu phủ được nung nóng cho đến khi nó bay hơi và sau đó lắng đọng lên bề mặt của vật liệu.

Ion Plating (mạ Inon): Kết hợp giữa evaporation và sputtering, trong đó vật liệu phủ được bay hơi và sau đó được ion hóa và bắn phá vào bề mặt cần mạ.

Công nghệ PVD được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ chế tạo công cụ cắt, điện tử, đến trang sức và thiết bị y tế. Nó giúp cải thiện các thuộc tính của bề mặt như độ cứng, khả năng chống mài mòn, và chống ăn mòn, đồng thời có thể tạo ra các lớp phủ có màu sắc và hiệu ứng thẩm mỹ khác nhau.

Trình tự các bước trong công nghệ mạ PVD gồm có:

Bốc hơi kim loại: Đây là bước mà  kim loại chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Trong giai đoạn này các nguyên tử kim loại điện cực như Titanium (Ti), Zirconium(Zr) , crom(Cr)…sẽ tách rời khỏi điện cực do sự hội tụ năng lượng nguồn tại  điểm catot có tác dụng phá vỡ liên kết tinh thể ,tan chảy và bốc hơi, những nguyên tử  kim loại như Ti,Zr, Cr…. sẽ va chạm với các điện tử và các ion khác hiện hữu để trở thành những ion Ti+, Zr+, Cr+… và Ti++,Zr++,Cr++…

Vận chuyển: Là quá trình các ion Ti+, Zr+, Cr+… và các ion  Ti++, Zr++,Cr++… dưới tác dụng của điện từ  trường di chuyển thẳng đến sản phẩm cần mạ.

Phản ứng: Là quá trình các ion kim loại điện cực Ti+,Zr+, Cr+… và Ti++, Zr++,Cr++… được vận chuyển kết hợp với các ion của khí ,hay các hỗn hợp khí  tạo ra màu sắc  lớp phủ.

Lắng đọng: Là quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí như TiN, TiCN, ZrN, CrN, CrC… để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.

công nghệ mạ PVD

Quy trình công nghệ mạ PVD hiện đại

>>> Xem ngay báo giá cửa kính khung inox mạ vàng đẹp đẳng cấp nhất

 2. Tại sao nên sử dụng công nghệ mạ PVD cho sản phẩm?

– Sử dụng công nghệ mạ PVD giúp màu sắc sản phẩm sáng bóng như các công nghệ mạ vàng truyền thống nhưng có độ bền màu gấp nhiều lần, không bị bong tróc theo thời gian làm tăng tuổi thọ của sản phẩm, tốn ít chi phí thay thế, bảo dưỡng

– Công nghệ mạ PVD được ứng dụng nhiều nhất trên bề mặt inox 304 bởi đó được coi là sự hoàn hảo trong việc kết hợp giữa một loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn cực tốt, có khả năng gia công đa dạng cùng với một công nghệ mạ hiện đại bậc nhất.

– Công nghệ mạ PVD không độc hại với con người và môi trường xung quanh đảm bảo an toàn cho người sử dụng do không có chất thải ra trước và sau quá trình.

Công nghệ mạ PVD được diễn ra trong môi trường chân không dưới tác động của Plasma nên bề mặt kim loại không chịu tác động của không khí hay tạp chất giúp tạo ra sản phẩm có sự đồng nhất về màu sắc.

Tấm inox vàng gương được sử dụng công nghệ mạ PVD không chỉ bền đẹp mà còn có khả năng chống ma sát cao.

Công nghệ mạ PVD có thể ứng dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau như gốm, sứ, thủy tinh, kim loại…

công nghệ mạ PVDSản phẩm trước và sau khi hoàn thành của công nghệ mạ PVD

Một số sản phẩm ứng dụng công nghệ mạ:

Lan can inox mạ vàng

Cầu thang inox mạ vàng

Vách cnc inox mạ vàng

3. Nhược điểm của công nghệ mạ PVD

– Đòi hỏi quy trình rửa sạch bề mặt xi mạ rất khắt khe.

– Lớp phủ mạ có thể khó đi sâu vào bên trong một số mẫu có hình dáng phức tạp.

– Một số công nghệ mạ PVD hoạt động ở nhiệt độ và chân không cao yêu cầu sự chú ý cao của nhân viên điều hành và có một hệ thống làm mát để giải nhiệt lớn.

công nghệ mạ PVDCông nghệ mạ PVD ứng dụng làm khung cửa kính cường lực

Nhôm Kính Nhị Hà là một trong số các đơn vị trên thị trường hiện nay cung cấp các sản phẩm phủ PVD như inox vàng gương, cửa tự động inox vàng gương, cửa inox vàng gương với chất lượng cao giá thành phù hợp.

Quý khách đang tìm hiểu và có nhu cầu thi công các sản phẩm sử dụng công nghệ mạ PVD vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938.335.686. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho Quý khách những sản phẩm với chất lượng tốt với giá thành cạnh tranh nhất.

Chia sẻ bài viết trên:

Block "call-to-action" not found