Công thức làm cửa nhôm Việt Pháp, cách tính & trừ chính xác

Đóng góp bởi: Nguyễn Tùng 61 lượt xem Đăng ngày 14/05/2024 Chia sẻ:

Để có một bộ cửa nhôm Việt Pháp đạt tiêu chuẩn chất lượng, tính thẩm mĩ và an toàn trong quá trình sử dụng thì người thợ cần phải nắm được công thức tính cửa nhôm Việt Pháp chuẩn. Để giúp khách hàng cũng như những thợ mới vào nghề có thể hình dung được công thức làm cửa nhôm Việt Pháp Nội Thất Nhị Hà chúng tôi xin gửi công thức tính cửa nhôm việt pháp qua bài viết sau đây.

Công thức làm cửa nhôm Việt PhápCác hệ cửa nhôm Việt Pháp phổ biến hiện nay trên thị trường

1. Công thức tính cửa nhôm Việt Pháp

Mỗi hệ nhôm Việt Pháp có kích thước và độ dày khác nhau do đó công thức làm cửa nhôm Việt Pháp được điều chỉnh cho từng hệ nhôm cụ thể để đảm bảo có thể sản xuất ra những khuôn cửa có số đo chính xác cao và đẹp nhất. Sau đây là bảng công thức trừ nhôm Việt Pháp cho từng hệ nhôm cụ thể như bảng dưới đây.

Bảng công thức tính cửa nhôm Việt Pháp

Chi tiết sản phẩm Chiều cao Chiều rộng
Cửa nhôm Việt Pháp hệ 4400 (hệ 440)
Cửa 1 cánh mở quay Chiều cao phủ bì – 40mm Chiều rộng phủ bì – 40mm
Cửa 2 cánh mở quay Chiều cao phủ bì – 40mm (Chiều rộng phủ bì – 52mm)/2
Cửa 3 cánh mở quay Chiều cao phủ bì – 40mm (Chiều rộng phủ bì – 66mm)/3
Cửa nhôm Việt Pháp hệ 4500 (hệ 450)
Chiều cao phủ bì – 47mm Chiều rộng phủ bì – 83mm
Cửa đi, cửa sổ 2 cánh Chiều cao phủ bì – 47mm (chiều rộng phủ bì/2) – 46mm
Cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600 (hệ 260)
Cửa lùa 2 cánh Chiều cao phủ bì – 73mm (chiều rộng phủ bì/2) – 33mm
Cây ray bánh xe – 87mm
Cửa lùa 4 cánh Chiều cao phủ bì – 73mm (chiều rộng phủ bì/4) – 17mm
Cây ray bánh xe – 87mm
Cửa nhôm Việt Pháp hệ 55
Cửa sổ lừa 4 cánh hệ 55 Chiều cao phủ bì – 78mm (chiều rộng phủ bì + 2mm)/4

2. Công thức làm cửa nhôm Việt Pháp

Dựa vào công thức làm cửa nhôm Việt Pháp nêu trên chúng ta có được công thức làm cửa nhôm Việt Pháp cụ thể như sau:

2.1. Công thức cắt cửa nhôm Việt Pháp hệ 4400 (hệ 44, hệ 440)

Bảng công thức làm cửa nhôm Việt Pháp hệ 4400

TT

Mã nhôm Tên thanh nhôm Vị trí Số lượng Góc cắt

Công thức cắt (mm)

CỬA SỔ MỞ QUAY – MỞ HẤT 1 CÁNH

1 4420 Khung bao hệ 4400 rộng 2 45° L
4420 Khung bao hệ 4400 cao 2 45° H
2 4410 Khung cánh hệ 4400 rộng 2 45° L – 40
4410 Khung cánh hệ 4400 cao 2 45° H – 40

CỬA ĐI MỞ QUAY 2 CÁNH CÓ ĐỐ NGANG

1 4420 Khung bao hệ 4400 rộng 1 45° L
4420 Khung bao hệ 4400 cao 2 45°/90° H
2 4410 Khung cánh hệ 4400 rộng 4 45° L/2 – 12
4410 Khung cánh hệ 4400 cao 3 45° H – 30
3 4482 Thanh móc 2 cánh cao 1 45° H – 30
4 2672 Thanh ngang giữa rộng 2 90° L/2 – 86
5 4587 Thanh đế đáy rộng 2 90° L/2 – 12
6 463 Chân đế rộng 1 90° L – 51

2.2. Công thức cắt cửa nhôm Việt Pháp hệ 4500 (hệ 45, hệ 450)

Bảng công thức làm cửa nhôm Việt Pháp hệ 4500

TT

Mã nhôm Tên thanh nhôm Vị trí Số lượng Góc cắt

Công thức cắt (mm)

CỬA ĐI MỞ QUAY 1 CÁNH

1 450 Khung bao hệ 450 rộng 1 45° L
450 Khung bao hệ 450 cao 2 45°/90° H
2 4451 Khung cánh hệ 450 rộng 2 45° L – 85
4451 Khung cánh hệ 450 cao 2 45° L – 52
3 5026 Nẹp kính cao 2 90° L – 175
4 5026 Nẹp kính rộng 2 90° L – 220
5 463 Chân đế rộng 1 90° L – 51

CỬA ĐI MỞ QUAY 2 CÁNH

1 450 Khung bao hệ 450 rộng 1 45° L
450 Khung bao hệ 450 cao 2 45°/90° H
2 4451 Khung cánh hệ 450 rộng 2 45° L/2 – 47
4451 Khung cánh hệ 450 cao 2 45° L – 52
3 4504 Thanh tạo hèm cao 1 90° L – 52
4 5026 Nẹp kính cao 2 90° L/2 – 175
5 5026 Nẹp kính rộng 2 90° L – 220
6 463 Chân đế rộng 1 90° L – 51

2.3. Công thức cắt cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600 (hệ 26, hệ 260)

Bảng công thức làm cửa nhôm Việt Pháp hệ 2600

TT

Mã nhôm Tên thanh nhôm Vị trí Số lượng Góc cắt

Công thức cắt (mm)

CỬA LÙA 2 CÁNH

1 2617 Khung bao hệ 2600 rộng 2 450 L
2617 Khung bao hệ 2600 cao 2 450 H
2 2606 Ngang cánh lùa rộng 4 900 L/2 – 33
3 2688 Đố đứng trơn cao 2 900 H – 73
4 2689 Đố đứng móc cao 2 900 H – 73
5 3303 Ray rộng 2 900 L – 87

CỬA LÙA 4 CÁNH

1 2617 Khung bao hệ 2600 rộng 2 450 L
2617 Khung bao hệ 2600 cao 2 450 H
2 2606 Ngang cánh lùa rộng 8 900 L/4 – 17
3 2688 Đố đứng trơn cao 4 900 H – 73
4 2689 Đố đứng móc cao 4 900 H – 73
5 2612 Ốp đối đầu 4 cánh cao 1 900 H – 93
6 3303 Ray rộng 2 900 L – 87

3. Quy trình làm cửa nhôm Việt Pháp

Dựa vào quy trình làm cửa nhôm Việt Pháp và công thức tính cửa nhôm Việt Pháp nêu trên chúng ta có quy trình làm cửa nhôm Việt Pháp chuẩn như sau:

Công thức làm cửa nhôm Việt PhápQuy trình làm cửa nhôm Việt Pháp

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi tiến hành làm cửa nhôm Việt Pháp cán bộ kỹ thuật cần xác nhận lại bản thiết kế và kiểm tra lại các số liệu tính toán đảm bảo chính xác, giúp tránh được các sai sót trong quá trình thực hiện.

Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình gia công sản xuất cửa. Đây là một bước quan trọng giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách nhanh chóng, trơn tru.

Bước 2: Tiến hành cắt cửa nhôm Việt Pháp

Trước khi tiến hành cắt nhôm Việt Pháp thì chúng ta cần xác định được đúng loại cửa, mã nhôm cụ thể để các pha cắt được tiến hành một cách chính xác theo công thức nêu ở phần trên.

Để tiết kiệm nguyên vật liệu và loại bỏ những dư thừa không cần thiết người thợ nên tiến hành cắt các thanh dài trước sau đó tới các thanh ngắn.

Cắt nhôm cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, cần thận và chính xác tới từng milimet, tránh sai sót nhỏ làm ảnh hưởng tới độ hở hoặc lệch của cửa, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ và ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Đối với các loại cửa có đố giữa, nên sử dụng máy phay đầu đố chuyên dụng, đảm bảo độ kín khít cho cánh cửa. Tránh sự không đồng đều nếu sử dụng máy cắt nhôm thủ công.

Bước 3: Đột lỗ để lắp phụ kiện

Thông thường trên 1 thanh profile nhôm được sử dụng để làm cửa sẽ bao gồm các loại lỗ chính như sau:

– Lỗ bắt ke nhảy: trường hợp ghép góc bằng ke nhảy thì sẽ phải đột lỗ trên thanh nhôm để bắt ke nhảy. Lỗ bắt ke nhảy thường được đột bằng máy đột dập chuyên dụng để đảm bảo độ chính xác và chất lượng của lỗ nhôm. Tuy nhiên, với các loại cửa sử dụng ke hộp để ghép góc, thì không cần phải đột lỗ.

– Lỗ lắp khóa: việc khoan lỗ để lắp khóa cần được thực hiện chính xác. Không chênh lệch quá ± 1mm. Với cửa nhôm kính Việt Pháp, lỗ để lắp khóa thường được khoan ở phía trước, còn lỗ để lắp tay thường ở phía sau. Độ cao lý tưởng của lỗ lắp tay nên cách mặt sàn khoảng 1m.

– Lỗ thoát nước: Tùy theo từng mẫu cửa, vị trí lỗ thoát nước sẽ khác nhau. Đối với cửa nhôm mở quay, lỗ thoát nước thường nằm ở mặt to của thanh nhôm khung bên dưới. Trong khi đó, với cửa mở trượt, lỗ thoát nước thường ở mặt ngoài của thanh nhôm khung dưới.

– Lỗ chờ: Các lỗ chờ được khoan để lắp vít giữa khung cửa và tường khi lắp đặt cửa.

Công thức làm cửa nhôm Việt PhápCửa nhôm Việt Pháp hệ 4500

Bước 4: Ghép khung cửa

Sau khi hoàn thành các bước ở trên người thợ sẽ tiến hành ghép các thanh profile nhôm lại với nhau để tạo thành khung cửa. để ghép các thanh profile nhôm lại với nhau thợ sẽ sử dụng ke nhảy và vít inox chống gỉ để đảm bảo độ bền và chắc chắn của cửa.

Các góc của thanh nhôm sẽ được nối với nhau bằng ke nhảy tạo thành góc của khung cửa và được cố định bằng 3-4 chiếc vít tạo nên sự chắc chắn cho khung cửa.

Bước 5: Chèn gioăng cao su và phớt lông

Tiến hành chèn gioăng cao su và phớt lông vào khung nhôm đặc biệt với các loại kính mỏng giúp cửa có độ kín khít cao, khi cắt gioăng nên để thừa ra bên ngoài 1 chút đề phòng gioăng bị co lại. Đối với các loại cửa sử dụng các loại kính dày thì chúng ta có thể trực tiếp bắn keo mà không cần chèn gioăng.

Bước 6: tiến hành cắt kính

Tùy vào từng loại cửa cụ thể chúng ta lựa chọn loại kính phù hợp, có thể chọn các loại kính khác nhau như kính dán an toàn, kính cường lực, kính hộp, kính low-e với các độ dày khác nhau sao cho đảm bảo nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng.

Khi cắt kính cần lưu ý trừ đi khoảng 3-5mm so với kích thước khung cửa để đảm bảo kính có thể được lắp vào một cách vừa vặn.

Công thức làm cửa nhôm Việt PhápCửa nhôm Việt Pháp hệ 4400

Bước 7: Lắp kính vào khung cửa

Nẹp kính sẽ được cắt với kích thước chính xác theo bản vẽ kỹ thuật, thực hiện đặt kính theo các bước sau:

– Đặt kính vào khung và điều chỉnh 4 góc của kính

– Sử dụng búa cao su để đóng nẹp cho kính, lưu ý không để búa chạm vào bề mặt kính.

– Các thanh nẹp dài đóng trước, các thanh nẹp ngắn đóng sau. đảm bảo các góc nẹp được căn chỉnh chính xác, không chồng lên nhau, không bị vênh.

– Chèn gioăng cao su vào khe kính, bơm keo silicone. Đảm bảo đầu gioăng không bị kẹt và ôm sát vào chiều dài của kính.

Bước 8: Lắp phụ kiện và khóa cho cửa

Bước này đòi hỏi phải lắp các loại phụ kiện của cửa vào từng vị trí một cách chính xác như: bản lề, khóa cửa, tay nắm…Mỗi loại cửa sẽ sử dụng các loại bản lề khác nhau. Cửa nhôm Việt Pháp hệ 4500 sẽ sử dụng bản lề 3D, cửa nhôm hệ 4400 sẽ sử dụng bản lề hệ tròn còn các loại bản lề chữ A hoặc lật thường được sử dụng cho cửa sổ mở hất.

Bước 9: làm cửa hoàn chỉnh và kiểm tra

Sau khi hoàn thành thì bước kiểm tra rất quan trọng giúp chúng ta biết được cửa đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật hay chưa, đảm bảo cửa đúng kích thước trên bản vẽ và đạt tiêu chuẩn nghiệm thu trước khi vận chuyển đến công trình lắp đặt cho khách hàng.

Qua bài viết trên đây Nội Thất Nhị Hà chúng tôi đã tổng hợp Công thức làm cửa nhôm Việt Pháp, công thức tính cửa nhôm Việt Pháp để quý khách có thể tham khảo khi có nhu cầu cũng như giúp những người thợ mới vào nghề có thể hình dung được các bước tiến hành làm một bộ cửa nhôm Việt Pháp hoàn chỉnh, chính xác, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn nghiệm thu.

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại cửa nhôm Việt Pháp có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ NỘI THẤT NHỊ HÀ

Địa chỉ: Lô C41, Khu TĐC Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0243.555 3580

Hotline: 0938 335 686 – 0913 153 619

Email: nhiha.inco@gmail.com

Chia sẻ bài viết trên:

Block "call-to-action" not found